Người bị tiểu đường có được ăn trứng không?

Nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều trứng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch. Mặc dù mối liên hệ này không rõ ràng nhưng các nhà khoa học tin rằng thực phẩm có lượng cholesterol cao, đặc biệt là những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như trứng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh này.

Người bị tiểu đường có được ăn trứng không?Người bị tiểu đường có được ăn trứng không?

Bị tiểu đường có được ăn trứng không?

Trứng là một loại thực phẩm bổ dưỡng và là một nguồn cung cấp protein dồi dào.

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association), trứng là một lựa chọn thực phẩm vô cùng lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường. (1) Lý do chủ yếu là bởi trứng có hàm lượng carbohydrate (carb) thấp nên sẽ không làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. (Một quả trứng lớn chỉ chứa 0,5 gram carb).

Tuy nhiên, trứng lại có lượng cholesterol cao. Một quả trứng lớn chứa gần 200mg cholesterol. Mặc dù vậy nhưng liệu rằng ăn trứng có ảnh hưởng tiêu cực đến lượng cholesterol trong cơ thể hay không hiện vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi.

Theo dõi mức cholesterol là điều cần thiết ở người bị tiểu đường vì tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nồng độ cholesterol trong máu cao cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhưng lượng cholesterol trong thức ăn không ảnh hưởng nhiều đến nồng độ cholesterol trong máu. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường cần phải nhận thức và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch.

Các lợi ích của trứng

Trứng là một loại thực phẩm rất giàu protein. Một quả trứng chứa khoảng 7 gram protein. Trứng còn là nguồn cung cấp kali – một khoáng chất cần thiết cho sức khỏe hệ thần kinh và hoạt động của các cơ. Kali còn có tác dụng cân bằng nồng độ natri trong cơ thể và nhờ đó giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như lutein và choline. Lutein là một chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào khỏi tác hại của gốc tự do và ngăn ngừa bệnh tật. Choline có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, một trong số đó là tăng cường chức năng não bộ. Lòng đỏ trứng còn chứa biotin hay còn gọi là vitamin B7 hay vitamin H – một chất cần thiết cho tóc, da và móng, cũng như là sự sản xuất hormone insulin.

Trứng gà nuôi thả rông và gà được cho ăn thức ăn có bổ sung omega-3 còn chứa nhiều axit béo omega-3. Đây là một nhóm chất béo tốt có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Trứng là một loại thực phẩm rất phù hợp với những người đang cần giảm cân. Một quả trứng lớn chỉ có khoảng 75 calo và 5 gram chất béo, trong đó chỉ có một phần nhỏ là chất béo bão hòa. Hơn nữa, trứng có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau nên phù hợp với chế độ ăn và sở thích của đa số mọi người.

Có thể tăng cường giá trị dinh dưỡng và lợi ích của món ăn từ trứng bằng cách kết hợp với các loại thực phẩm lành mạnh khác như rau củ tươi.

Cuối cùng, mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng cũng chỉ nên ăn trứng ở mức độ vừa phải.

Hàm lượng cholesterol trong trứng

Nhiều người e ngại khi ăn trứng do trứng có chứa lượng cholesterol cao và việc ăn trứng được cho là sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh tim mạch. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cholesterol trong thực phẩm không ảnh hưởng nhiều đến nồng độ cholesterol trong máu.

Trên thực tế, tiền sử gia đình mới là yếu tố quyết định mức cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch chứ không phải lượng cholesterol trong chế độ ăn. Nhưng điều này không có nghĩa là chế độ ăn không liên quan gì đến sức khỏe tim mạch. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa (trans fat) và chất béo bão hòa (saturated fat) có thể làm tăng nồng độ cholesterol và đe dọa sức khỏe tim mạch.

Những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều trứng. Theo các khuyến nghị hiện tại thì người bị tiểu đường chỉ nên ăn tối đa 200 miligram (mg) cholesterol mỗi ngày. Trong khi đó, người khỏe mạnh có thể ăn tới 300mg cholesterol mỗi ngày. Một quả trứng lớn chứa khoảng 186mg cholesterol. Như vậy là lượng cholesterol trong một quả trứng đã chiếm gần hết “tiêu chuẩn” cholesterol trong một ngày của bệnh nhân tiểu đường.

Nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều trứng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch. (2) Mặc dù mối liên hệ này không rõ ràng nhưng các nhà khoa học tin rằng thực phẩm có lượng cholesterol quá cao, đặc biệt là những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh này.

Vì toàn bộ cholesterol trong trứng đều tập trung trong lòng đỏ nên nếu như cần hạn chế lượng cholesterol trong chế độ ăn thì có thể chỉ ăn lòng trắng trứng. Hoặc cũng có thể sử dụng các sản phẩm thay thế trứng (egg substitutes) không chứa cholesterol. Những sản phẩm này thường được làm từ lòng trắng trứng.

Tuy nhiên, lòng đỏ lại là nơi chứa hầu hết các dưỡng chất quan trọng của quả trứng như vitamin A, choline, axit béo omega-3 và canxi. Do đó, nếu chỉ ăn lòng trắng thì cơ thể sẽ không có được các chất dinh dưỡng này.

Cách chế biến trứng an toàn cho người bị tiểu đường

Người bị tiểu đường không nên ăn quá 3 quả trứng một tuần. Nếu chỉ ăn lòng trắng trứng thì có thể ăn nhiều hơn.

Ngoài lượng trứng, cách chế biến trứng cũng quan trọng không kém. Mặc dù trứng là loại thực phẩm lành mạnh nhưng nếu chọn cách chế biến kém lành mạnh thì sẽ làm giảm đi lợi ích của trứng. Ví dụ, khi chiên trứng bằng bơ hay dầu ăn thì sẽ làm tăng lượng calo và chất béo trong món ăn và không tốt cho sức khỏe.

Các cách chế biến trứng lành mạnh nhất là luộc. Phương pháp chế biến này vừa nhanh gọn và lại không cần sử dụng thêm bất kỳ nguyên liệu nào khác.

Trứng luộc là một món ăn nhẹ giàu protein không chỉ phù hợp cho chế độ ăn kiêng giảm cân mà còn có lợi cho người bị bệnh tiểu đường. Protein giúp no lâu mà không làm tăng lượng đường trong máu. Ăn thực phầm giàu protein không chỉ làm chậm quá trình tiêu hóa mà còn làm giảm tốc độ hấp thụ glucose. Đây là điều rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài hạn chế carbohydrate và đường, người bị tiểu đường cũng cần chú ý đến lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong thực phẩm. Nên thay trứng nguyên quả bằng lượng lòng trắng trứng tương đương hoặc các loại thực phẩm giàu protein khác có ít chất béo và cholesterol, chẳng hạn như đậu phụ để tăng cường protein cho cơ thể mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Xem thêm: 

  • Ăn trứng có những lợi ích gì cho sức khỏe?
  • Một quả trứng có bao nhiêu protein?
  • Có thể ăn tối đa bao nhiêu quả trứng một ngày?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *