Những người bị bệnh gút cần kiêng một số loại thực phẩm để tránh làm tăng axit uric trong máu và gây ra cơn gút cấp. Vậy trứng có nằm trong danh sách những thực phẩm cần kiêng hay không?
Bị bệnh gút có được ăn trứng không?
Một nghiên cứu đã đánh giá tác động của các nguồn protein khác nhau đến tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt gút cấp ở những người bị bệnh gút. (1)
Các nhà nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ rõ rệt nào giữa nguy cơ xảy ra cơn gút cấp và việc ăn các loại thực phẩm như trứng, các loại hạt và quả hạch cũng như là sản phẩm từ ngũ cốc.
Bệnh gút là gì?
Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây triệu chứng sưng đau ở các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút xảy ra do tình trạng dư thừa axit uric. Nguyên nhân gây thừa axit uric có thể do tăng sản xuất hoặc giảm đào thải hợp chất này trong cơ thể.
Axit uric là gì?
Cơ thể tạo ra axit uric để phân hủy purin – nhóm chất hóa học tự nhiên có trong cơ thể và trong một số loại thực phẩm.
Axit uric gây ra bệnh gút như thế nào?
Khi cơ thể sản xuất axit uric nhiều hơn bình thường hoặc không thể đào thải, nồng độ axit uric trong máu sẽ tăng cao và tích tụ thành tinh thể trong khớp xương. Điều này dẫn đến bệnh gút.
Điều trị bệnh gút bằng cách nào?
Sau khi chẩn đoán bệnh gút, bác sĩ sẽ kê thuốc để điều trị. Ngoài ra, người bệnh sẽ phải thực hiện chế độ ăn ít purin để kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể.
Bị gút có được ăn trứng không?
Một số loại thực phẩm chứa rất nhiều purin, chẳng hạn như thịt đỏ (thịt bò, dê, cừu…). Những người bị bệnh gút hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh gút nên tránh những thực phẩm này và chọn những nguồn cung cấp protein chứa ít purin. Trứng là một trong những loại thực phẩm như vậy.
Chế độ ăn giúp giảm axit uric
Sau khi chẩn đoán bệnh gút, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể những loại thực phẩm cần kiêng nhưng nhìn chung, người mắc bệnh gút cần tránh những thực phẩm dưới đây:
- Thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, thịt dê, thịt bê, thịt trâu và thịt lợn
- Nội tạng như gan, cật, tim, lách, lòng…
- Thực phẩm chế biến công nghiệp
- Thực phẩm chứa carb tinh chế, chẳng hạn như đường trắng, bánh mì trắng, mì Ý, cơm trắng
- Động vật có vỏ như tôm, cua, sò, hàu…
- Đồ uống và thực phẩm có đường
Những thực phẩm có thể ăn:
- Hoa quả nhiều vitamin C như cam, quýt, ổi, đu đủ và hoa quả ít purin như táo, lê, dứa, bơ…
- Cà phê và trà
- Các sản phẩm từ sữa ít béo
- Dầu thực vật, chẳng hạn như dầu hạt cải, dầu ô liu, dầu hướng dương
- Rau củ
- Các loại đậu
- Các loại hạt
- Trứng
- Sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt
Ngoài ra, người bị gút phải hạn chế đồ uống có cồn để tránh làm tăng axit uric trong máu. Nam giới chỉ được tiêu thụ tối đa 02 đơn vị cồn và phụ nữ không được uống quá 01 đơn vị cồn mỗi ngày. Một đơn vị cồn tương đương 8 – 14 gram cồn nguyên chất, tùy quy định tại từng quốc gia. Lượng cồn trong mỗi loại đồ uống có cồn như bia, rượu vang và rượu mạnh là khác nhau.
Nếu chỉ điều chỉnh chế độ ăn uống thì chưa đủ để làm giảm nồng độ axit uric trong máu mà vẫn cần phải dùng thuốc. Tuy nhiên, việc hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều purin sẽ giúp làm giảm tần suất các đợt gút cấp cũng như là mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.
Giá trị dinh dưỡng của trứng
Các chất dinh dưỡng chính trong một quả trứng cỡ lớn: (2)
- 7 gram protein
- 5 gram chất béo
- 0.4 gram carb
- 0.2 gram đường
Ngoài ra, trứng còn có các khoáng chất và vitamin như:
- Kali
- Phốt pho
- Canxi
- Vitamin D
- Vitamin E
- Folate
- Chroline
- Sắt
- Magiê
Tính an toàn của trứng
Trứng có thể bị nhiễm salmonella – một loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Tại nhiều quốc gia, trứng phải trải qua quá trình tiệt trùng để tiêu diệt vi khuẩn salmonella.
Bên bảo quản trứng trong tủ lạnh sau khi mua về và nấu chín kỹ trứng trước khi ăn để tránh bị nhiễm khuẩn.
Tóm tắt bài viết
Trứng là một nguồn cung cấp protein an toàn cho những người bị bệnh gút vì trứng chứa ít purin, do đó không làm tăng axit uric trong máu.
Mặc dù chế độ ăn ít purin có thể giúp làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn gút cấp nhưng người bệnh vẫn phải dùng thuốc để giảm nồng độ axit uric trong máu và kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Xem thêm: