Vitamin A là chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe mắt ở cả trẻ em và người lớn. Vitamin A cũng rất cần thiết cho sự phát triển của tim, tai, mắt và các bộ phận khác của thai nhi. Nhưng bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây ngộ độc.
Ngộ độc vitamin A: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ngộ độc vitamin A là gì?
Ngộ độc vitamin A (hypervitaminosis A) là tình trạng xảy ra khi lượng vitamin A trong cơ thể tăng quá cao.
Có hai dạng ngộ độc vitamin A là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính. Ngộ độc cấp tính xảy ra sau khi tiêu thụ một lượng lớn vitamin A trong một thời gian ngắn, thường là trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Ngộ độc mãn tính xảy ra khi một lượng lớn vitamin A tích tụ trong cơ thể dần dần trong một thời gian dài.
Một số triệu chứng của ngộ độc vitamin A gồm có giảm thị lực, đau nhức xương và những thay đổi trên da. Ngộ độc mãn tính có thể dẫn đến tổn hại gan và tăng áp lực lên não bộ.
Ngộ độc vitamin A được chẩn đoán bằng cách làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ vitamin A. Trong hầu hết các trường hợp ngộ độc, chỉ cần giảm lượng vitamin A tiêu thụ là vấn đề được khắc phục.
Nguyên nhân gây ngộ độc vitamin A
Khi tiêu thụ quá nhiều vitamin A, lượng vitamin dư thừa được tích trữ trong gan và tích tụ dần theo thời gian. Hầu hết các ca ngộ độc vitamin A đều xảy ra do dùng viên uống bổ sung liều cao (liệu pháp megavitamin). Liệu pháp này được sử dụng nhằm ngăn ngừa hoặc điều trị một số bệnh nhất định.
Ngộ độc vitamin A cũng có thể là do sử dụng một số loại thuốc trị mụn trứng cá có chứa lượng lớn vitamin A trong thời gian dài, chẳng hạn như isotretinoin.
Ngộ độc vitamin A cấp tính thường xảy ra ở trẻ nhỏ do vô tình nuốt phải viên uống vitamin A.
Cần tiêu thụ bao nhiêu vitamin A mỗi ngày?
Vitamin A là chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe mắt ở cả trẻ em và người lớn. Vitamin A cũng rất cần thiết cho sự phát triển của tim, tai, mắt và các bộ phận khác của thai nhi.
Thông thường, chỉ cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng thực phẩm là có thể cung cấp đủ lượng vitamin A mà cơ thể cần. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm có:
- Gan
- Cá và dầu cá
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Trứng
- Một số loại trái cây như xoài, dưa lưới, đu đủ,…
- Rau xanh
- Các loại rau củ màu vàng cam như bí đỏ, khoai lang, cà rốt…
- Cà chua
- Một số loại dầu thực vật
- Các loại thực phẩm có bổ sung thêm vitamin A như bột ngũ cốc dinh dưỡng
Theo khuyến nghị của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), lượng vitamin A mà mỗi người nên tiêu thụ hàng ngày theo từng nhóm tuổi như sau: (1)
Độ tuổi |
Lượng vitamin A nên tiêu thụ hàng ngày |
|
|
|
|
Bổ sung lượng vitamin A vượt quá mức khuyến nghị hàng ngày trong thời gian dài (vài tháng) có thể dẫn đến ngộ độc. Tình trạng ngộ độc thường xảy ra nhanh hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì khả năng xử lý vitamin A của cơ thể trẻ kém hơn so với người lớn.
Các triệu chứng ngộ độc vitamin A
Ngộ độc vitamin A có nhiều dấu hiệu, triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào dạng ngộ độc (cấp tính hay mãn tính). Cả hai dạng thường có biểu hiện chung là đau đầu và phát ban.
Các triệu chứng của ngộ độc vitamin A cấp tính:
- Buồn ngủ
- Cáu gắt
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Đau đầu do tăng áp lực lên nào
Các triệu chứng của ngộ độc vitamin A mãn tính:
- Mắt mờ hoặc những thay đổi khác về thị lực
- Sưng quang khớp
- Đau nhức xương
- Chán ăn
- Chóng mặt
- Buồn nôn và nôn mửa
- Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
- Da khô ráp
- Ngứa hoặc bong tróc da
- Nứt móng
- Chốc mép
- Loét miệng
- Vàng da
- Rụng tóc
- Vấn đề về hô hấp
- Đầu óc lú lẫn
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị ngộ độc vitamin A còn có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Sọ mềm
- Phồng thóp
- Vấn đề về thị lực như song thị
- Mắt lồi
- Không tăng cân
- Hôn mê
Ở phụ nữ mang thai hoặc sắp mang thai, việc bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Phụ nữ mang thai không được dùng nhiều hơn một loại vitamin tổng hợp dành cho bà bầu mỗi ngày vì mỗi một sản phẩm này đều có chứa lượng vitamin A đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Chỉ khi cần thêm các chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như chất sắt thì mới phải dùng thêm viên uống bổ sung chất đó. Việc uống từ hai loại vitamin tổng hợp trở lên trong thời gian mang thai sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Phụ nữ đang mang thai cũng không nên sử dụng các sản phẩm bôi da chứa retinol (một dạng vitamin A).
Bổ sung một lượng vitamin A vừa đủ là điều rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều vitamin A trong thai kỳ là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề bất thường ở mắt, hộp sọ, phổi và tim của thai nhi.
Các biến chứng của ngộ độc vitamin A
Ngộ độc vitamin A có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Tổn hại gan
- Loãng xương (tình trạng xương trở nên giòn, yếu và dễ gãy)
- Tích tụ quá nhiều canxi trong cơ thể
- Tổn hại thận do thừa canxi
Biện phá chẩn đoán ngộ độc vitamin A
Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, bệnh sử, chế độ ăn uống và các loại thực phẩm chức năng đang dùng. Sau đó sẽ cần xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ vitamin A trong máu.
Điều trị ngộ độc vitamin A
Cách hiệu quả nhất để điều trị tình trạng ngộ độc vitamin A là ngừng uống vitamin A liều cao. Hầu hết các trường hợp đều phục hồi hoàn toàn trong vòng vài tuần sau khi ngừng hoặc giảm lượng vitamin A bổ sung.
Nếu đã xảy ra biến chứng do thừa vitamin A, chẳng hạn như tổn hại thận hoặc gan thì sẽ phải điều trị biến chứng bằng những phương pháp khác.
Khả năng phục hồi khi bị ngộ độc vitamin A phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và thời điểm mà vấn đề được phát hiện, điều trị kể từ khi phát sinh. Hầu hết mọi người đều phục hồi hoàn toàn sau khi ngừng uống bổ sung vitamin A. Trong những trường hợp xảy ra các biến chứng, chẳng hạn như tổn thương thận hoặc gan, thì khả năng và thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương.
Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu uống bổ sung bất kỳ chất nào để bác sĩ kiểm tra xem có thực sự bị thiếu hụt hay không và tư vấn liều lượng bổ sung phù hợp.